Bài 19: thực hành 10, 11, 12
Chùa Cầu.
Một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng nhất ở phố cổ Hội An là cầu Nhật Bản. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì theo tương truyền, cầu là do cộng đồng người Nhật ở đây góp tiền xây dựng từ đầu thế kỉ XVII. Trong khi đó, nhân dân địa phương lại quen gọi di tích cổ nhất Hội An này là Chùa Cầu, còn sách vở xưa thì gọi là cầu Lai Viễn. Cầu bắc qua một con ngòi nhỏ, nay nối liền hai xã Cẩm Phô và Minh Hương. Cầu Nhật Bản có mái lợp ngói. Mặt cầu cong, vồng lên ở giữa. Mái cầu cũng được uốn cong một cách mềm mại. Đây thực sự là một công trình kiến trúc độc đáo ở Hội An.
Bài 20: thực hành 9, 10, 11
Vịnh Hạ Long là một phần của vịnh Bắc Bộ. Vịnh Hạ Long nằm ở Đông Bắc Việt Nam. Trong vịnh Hạ Long có 1969 hòn đảo có tên và chưa có tên. Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Hạ Long còn là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Việt Nam.
Từ trên máy bay nhìn xuống, Hạ Long như một bức tranh khổng lồ vô cùng sống động. Trong vịnh Hạ Long có nhiều hang động đẹp nổi tiếng như Thiên Cung, Sửng Sốt, ...
Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn. Hằng năm Hạ Long thu hút rất nhiều du khách nước ngoài. Họ đến Hạ Long từ Mĩ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Bài 21: thực hành 13
A: Tuần trước chị đi đâu?
B: Tôi đi vịnh Hạ Long. Chị đã đi vịnh Hạ Long bao giờ chưa?
A: Thật tiếc là tôi chưa đi bao giờ. Nghe nói Hạ Long đẹp lắm phải không?
B: Vâng, vịnh Hạ Long rất đẹp. Tôi đã có một kì nghỉ tuyệt vời.
A: Chị đã làm gì trong suốt chuyến đi ấy?
B: Tôi đã tham quan nhiều hang động, tắm biển, dạo phố và mua đồ lưu niệm.
A: Xung quanh Hạ Long có rất nhiều địa danh nổi tiếng phải không?
B: Đúng đấy. Nhiều lắm.
Bài 21: thực hành 14, 15
Ở Việt Nam, xích lô đã có từ lâu. Trước đây, xích lô là loại phương tiện chở khách phổ biến ở nhiều nơi, nhất là ở các thành phố. Một chiếc xích lô có thể chở được từ 1 đến 2 người cùng nhiều hành lí. Khoảng hai mươi năm trở lại đây, xích lô không còn được sử dụng nhiều nữa. Ở thành phố, người ta có thể đi lại nhanh hơn bằng xe buýt, taxi hoặc xe ôm. Nhưng xích lô giờ đây lại thường được dùng để chở khách du lịch, nhất là khách du lịch nước ngoài. Khi đến Hà Nội, rất nhiều du khách nước ngoài đã chọn xích lô làm phương tiện đi tham quan thành phố. Họ rất thích thú khi được ngồi trên những chiếc xích lô sạch sẽ và trang trí đẹp.
Bài 21: thực hành 16
Nhân viên: Bà cần gì ạ?
Bà Lan: Tôi muốn đổi séc du lịch ra tiền mặt.
Nhân viên: Bà cần loại tiền gì ạ?
Bà Lan: Loại 100 nghìn đồng và 50 nghìn đồng, cô ạ.
Nhân viên: Vâng. Tiền của bà đây ạ.
Bà Lan: Cảm ơn cô. Chào cô.
Nhân viên: Chào bà.
Bài 21: thực hành 17
Hellen: Hạnh ơi! Từ Hà Nội đến Hải Phòng bao xa?
Hạnh: Khoảng một trăm ki lô mét (km) Hellen ạ.
Hellen: Mình đi đến đó bằng gì?
Hạnh: Bằng xe buýt hoặc tàu hỏa.
Hellen: Từ khách sạn tới bến xe buýt mình đi bằng phương tiện gì?
Hạnh: Đi xe ôm. Hầu hết mọi người đều đi như vậy Hellen ạ.
Hellen: Tối mai chúng mình đi xích lô chứ?
Hạnh: Ừ, tối mai, chúng mình sẽ dạo quanh Bờ Hồ bằng xích lô.
Bài 22: thực hành 17
Nam: Dũng ơi ! Cậu có biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở đâu không?
Dũng: Có, nó ở trung tâm thủ đô Hà Nội, Nam ạ.
Nam: Cậu đến Văn Miếu rồi à ?
Dũng: Ừ. Hai năm trước. Nam cũng muốn tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám à ?
Nam: Ừ. Hè này, về Việt Nam, mình sẽ đi tham quan Văn Miếu. Cậu thích gì nhất trong Văn miếu - Quốc Tử Giám?
Dũng: Tớ thích nhất những tấm bia đá ghi tên các tiến sĩ.
Nam: Ở Hà Nội, Văn Miếu rất nổi tiếng phải không ?
Dũng: Ừ. Nhiều khách du lịch lắm.
À, Tổng thống Mĩ Bill Clinton cũng đã tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám rồi đấy !
Nam: Thế à ?
Bài 23: thực hành 13
Bà Drew G. Faust là hiệu trưởng thứ 28 của Đại học Harvard, nhậm chức từ ngày mùng 1 tháng 7 năm 2007. Bà là một nhà sử học lỗi lạc và một nhà lãnh đạo nổi bật trong ngành Giáo dục. Trước khi về Harvard, Drew Faust đã làm việc 25 năm tại Trường Đại học Pennsylvania. Bà được làm giáo sư trợ giảng về lịch sử Hoa Kỳ vào năm 1976, trở thành Phó Giáo sư năm 1980, và Giáo sư năm 1984. Bà đã hai lần được tặng thưởng về thành tích dạy học xuất sắc tại Pennsylvania vào các năm 1982 và 1996.
Bài 24: thực hành 12
1. Trên bàn không có một quyển sách nào.
2. Anh Châu không có một chiếc ô tô nào.
3. Nhà bà Nga không có một con chó nào.
4. Chị Hương không uống một cốc bia nào.
5. Trận đấu không có một bàn thắng nào.
6. Tuần này không có một chuyến bay nào.
Bài 24: thực hành 13
1. Chị Hoa mới học lái ô tô, thế mà chị ấy lái ô tô rất giỏi.
2. Anh Long là cầu thủ mới, thế mà ghi được hai bàn thắng.
3. Cậu bé Gogan mới 5 tuổi, thế mà đã được công nhận là tổng thống nhỏ tuổi nhất.
4. Bóng đá nữ là môn thể thao mới, thế mà nó đã được nhiều người yêu thích.
Bài 24: thực hành 14
1. kỉ lục
2. cầu thủ
3. vận động viên
4. tổng thống
5. bán chạy nhất
6. xuất bản
7. cập nhật
8. biên soạn